Việc thiết kế không đơn thuần chỉ là sự thỏa sức sáng tạo của các nhà thiết kế. Mà nó còn cần tuân theo những nguyên tắc nhất định để sản phẩm thiết kế có thể trở nên chuyên nghiệp, tạo được sức hút với người nhìn và giúp cho nhà thiết kế có được định hướng thiết kế hơn. Do đó, việc áp dụng các nguyên tắc là rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà thiết kế. Trong đó có thể kể đến là nguyên tắc nhấn mạnh trong thiết kế. Một nguyên tắc cơ bản và được áp dụng tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ nhất. Hãy cùng Marhub tìm hiểu nguyên tắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên lý nhấn mạnh trong thiết kế là gì?
Nhấn mạnh được xem là một trong những nguyên tắc thiết kế giúp thu hút sự chú ý của người xem vào một yếu tố thiết kế cụ thể nào đó mà nó được xem là quan trọng và muốn truyền tải đầu tiên nhất. Đó có thể là một nội dung, hình ảnh, một liên kết hay một nút nào đó,…. Nguyên tắc nhấn mạnh có thể được áp dụng ở trong nhiều lĩnh vực thiết kế khác nhau như thiết kế về kiến trúc, thiết kế thời trang, thiết kế hình ảnh, poster, thiết kế website,… Cho nên có thể thấy nguyên tắc của sự nhấn mạnh luôn hiện hữu xung quanh chúng ta mặc dù có thể chúng ta thường không để ý và nhận ra sự tồn tại của nó. Nhưng nguyên tắc này có thể giúp ta nhận biết được một sự việc nào đó cần biết đến đầu tiên và có thể ghi nhớ chúng một cách dễ dàng mà không cần quá nhiều nỗ lực.
Mục đích của việc tạo điểm nhấn trong thiết kế có thể là giúp thiết kế được trở nên bắt mắt, nổi bật và khác biệt hơn so với các yếu tố còn lại trong cùng một thiết kế. Đường nét, màu sắc, hình dạng, kích thước, kết cấu là một trong những yếu tố có thể giúp bạn tạo nên điểm nhấn trong thiết kế của .
Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhớ rằng, trong một thiết kế tất nhiên phải có một đối tượng phải có điểm nhấn để thu hút sự chú ý của khán giả nhưng việc tạo điểm nhấn với mức độ quá cao sẽ khiến các yếu tố còn lại bị lấn át mà dẫn đến mất cân đối trong thiết kế và gây khó chịu cho người xem. Do đó, để đảm bảo rằng người xem bị thu hút bởi thiết kế của bạn, cần nhấn đối tượng ở mức độ vừa phải nhưng vẫn tạo nên sự khác biệt dễ nhận biết và tạo nên sự cân bằng trong thiết kế chứ không lấn làm lấn át các yếu tố kia quá lố.
Cách thiết kế các yếu tố để tạo điểm nhấn
Chúng ta có thể tạo nên hiệu ứng điểm nhấn trong thiết kế bằng các phương pháp để tạo điểm nhấn như:
Size / Scale – Kích thước
Nhấn mạnh bằng kích thước sẽ được sử dụng khi Designer cần nhấn mạnh một yếu tố nào đó bằng cách cho tăng kích thước, tỷ lệ của đối tượng đó trở nên lớn hơn và lấn át hơn so với các đối tượng còn lại. Một thiết kế cần có điểm nhấn chính và các điểm phụ để thiết kế trở nên hài hoà hơn.
Việc điều chỉnh kích thước tỷ lệ cũng đồng thời được hiểu là điều chỉnh khối lượng của một đối tượng nào đó. Theo đó các yếu tố sẽ được điều chỉnh với kích thước tỷ lệ một cách thích hợp để tạo nên được điểm nhấn nhưng vẫn tạo sự cân bằng trong thiết kế.
Như tấm poster quảng cáo về sản phẩm kem chống nắng, áp dụng nguyên tắc nhấn mạnh bằng kích thước để tạo sự chú ý đến sản phẩm đầu tiên và kích thước to làm quá lên đối với sự vật này đã tạo ra hiệu ứng tích cực khi có thể giới thiệu được sản phẩm của mình đến khán giả đầu tiên.
Lines – Đường nét
Thông thường trong sản phẩm thiết kế các nhà thiết kế sẽ xác định một hướng cho các đối tượng một cách cụ thể như từ trên xuống, từ dưới lên, từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái hoặc theo hướng đường chéo (các hướng này được gọi là luồng). Khi thiết kế bao gồm nhiều luồng giống nhau và khi có một luồng khác được sử dụng cho một yếu tố nào đó thì yếu tố đó sẽ trở nên khác biệt và nổi bật hơn.
Ví dụ, nếu các yếu tố thiết kế của bạn nằm trên các đường kẻ ngang và nếu bạn ngắt một yếu tố để tạo điểm nhấn và chuyển yếu tố điểm nhấn này theo hướng kẻ dọc nó sẽ làm nổi bật được yếu tố này và thu hút sự chú ý. Điều này sẽ khiến mắt chúng ta chuyển hướng một cách tự động và dễ nhận ra nhất.
Shapes – Hình dạng
Nếu bạn đang sử dụng một nhóm các hình giống nhau trên một thiết kế (chẳng hạn như hình chữ nhật), sau đó thì việc sử dụng một hình dạng khác (như là hình tròn) sẽ ngay lập tức khiến nó được chú ý hơn. Bởi mắt chúng ta thường thích tìm kiếm một thứ gì đó khác biệt so trong một tổng thể và điểm khác biệt ấy có thể được nhận biết ngay lập tức.
Thiết kế trên sử dụng hình dạng tròn và màu trắng đối lập với chai mỹ phẩm dạng trụ giúp nổi bật sản phẩm và nổi bật các thành phần thiên nhiên tạo nên sản phẩm đó.
Texture – Hiệu ứng chất liệu
Trong một thiết kế bao gồm các yếu tố kết cấu phẳng không tầng lớp sẽ khiến thiết kế trở nên khác nhạt nhoà và không thể tạo nên được điểm nhấn ấn tượng. Thì trong trường hợp này bạn có thể sử dụng các hiệu ứng dập nổi cho các vùng văn bản mà bạn muốn người khác chú ý. Hoặc có thể sử dụng hiệu ứng đổ bóng cho những khu vực văn bản, hình ảnh hay yếu tố nào đó cần được làm nổi bật trên trang. Điều này giúp sản phẩm thiết kế của bạn trở nên có điểm nhấn mà còn khiến thiết kế trở nên hài hoà bắt mắt hơn.
Một cách khác, bạn có thể sử dụng ảnh bitmap (Bitmap tên tiếng anh là raster image. Đây là dạng lưới ảnh cấu thành từ nhiều chấm pixel nhỏ hay còn gọi là ma trận của các điểm ảnh) – tạm gọi là ảnh chụp, sử dụng bitmap nổi bật trên nền các thiết kế đồ họa vector cũng là cách áp dụng nguyên tắc nhấn mạnh hiệu quả. Ví dụ như hình bên dưới, bàn tay đang ấn chuông (sản phẩm được quảng cáo trên poster) là ảnh bitmap nổi bật trong thiết kế giữa các yếu tố thiết kế đồ họa dạng vector còn lại. Ngoài ra, hiệu ứng đổ bóng giúp ảnh thêm chiều sâu, và sản phẩm được nổi bật hơn với nguyên tắc nhấn mạnh được áp dụng rất hiệu quả.
Màu sắc
Màu sắc có thể được xem là một trong những hiệu ứng hiệu quả để tạo nên một điểm nhấn trong thiết kế. Bởi chúng có liên quan đến nguyên tắc tương phản, việc sự thay đổi màu sắc giữa các yếu tố càng có sự tương phản hợp lý sẽ khiến cho thiết kế trở nên nổi bật và thu hút được sự chú ý của người xem. Theo đó, sự tương phản màu sắc cần có sự hài hoà không quá chói ví dụ một nền màu nhẹ sẽ tương phản với một yếu tố cần được nhấn mạnh được sử dụng màu nặng. Có nhiều phương pháp màu sắc đi kèm để tạo nên sự tương phản phù hợp giữa các yếu tố trong thiết kế, đó có thể là sự kết hợp giữa gam nóng và lạnh, các màu bổ túc, màu sáng và màu tối,…. Thêm vào đó, nếu sự tương phản màu sắc lớn hoặc ấn tượng sẽ làm cho mắt người xem trở nên thích thú và dễ tạo được ấn tượng đầu tiên hơn. Còn nếu sự tương phản là nhẹ nhàng sẽ cho phép mắt người xem di chuyển một cách tự nhiên và nhẹ nhàng hơn từ đó khiến cho luồng thông tin trên thiết kế được truyền đi một cách bình tĩnh hơn.
Cô lập
Nhấn mạnh bằng sự cô lập tức sẽ tạo ra nhiều khoảng trống xung quanh đối tượng cần được nhấn mạnh. Việc tạo khoảng trống tức để tạo nên không gian âm cho những khu vực này, từ đó, khi một đối tượng được đặt trong không gian âm này này trở nên nổi bật, cụ thể hơn giúp người xem chú ý đến đối tượng đó đầu tiên. Các nhà thiết kế thường sẽ áp dụng điều này để làm nổi bật một sản phẩm của thương hiệu hay một yếu tố mà nhà thiết kế muốn truyền tải đến người xem đầu tiên.
Các nguyên lý thiết kế hỗ trợ cho nguyên tắc nhấn mạnh
Việc sử dụng các nguyên lý thiết kế khác để giúp hỗ trợ cho sự nhấn mạnh giúp củng cố được hơn các chủ thể chính cũng như giúp thông điệp chính của thiết kế được nổi bật hơn.
Nguyên lý tương phản: Sự tương phản giúp dễ dàng tạo ra điểm nhấn cho một đối tượng trong thiết kế. Sự tương phản có thể đến từ màu sắc, tỷ lệ, bố cục,… Các nhà thiết kế sẽ áp dụng sự tương phản một cách tinh tế nhất điều này khiến cho một đối tượng được chú ý và được nhấn mạnh nhất bởi nó tương phản với các yếu tố còn lại từ đó giúp thu hút sự chú ý của người xem.
Nguyên lý lân cận (gần gũi): Theo đó, nguyên lý này chỉ ra rằng khi nhóm các yếu tố phụ lại gần với nhau và tách biệt một yếu tố chính điều này sẽ giúp củng cố cho yếu tố chính trở nên được lấn át và được chú ý nhiều hơn. Việc áp dụng nguyên lý này theo cách tự nhiên nào đó sẽ tạo nên được một điểm nhấn cho một yếu tố cụ thể nào đó trong thiết kế.
Nguyên lý căn chỉnh: Mắt chúng ta thường sẽ theo dõi một thiết kế theo những luồng hướng đơn giản như dọc, ngang hoặc đường chéo. Mà các luồng này được áp dụng trong các văn bản trong thiết kế để người xem dễ theo dõi được nội dung. Tuy nhiên khi một yếu tố nào đó không được căn chỉnh (áp dụng giống theo luồng thiết kế của các yếu tố khác). Điều này giúp thu hút sự chú ý và tạo điểm nhấn cho một yếu tố trong thiết kế.
Nguyên lý lặp lại: Việc lặp đi lặp lại một yếu tố thiết kế nào đó trong thiết kế sẽ khiến cho mắt nhìn theo những yếu tố đó. Do đó, khi các yếu tố được lặp lại nhưng theo một trình tự đọc mà nhà thiết kế muốn người xem hướng đến và lần theo hướng đó người xem có thể tìm thấy được điểm cần nhấn trong tác phẩm.
Với thiết kế từ sản phẩm sữa chua Yakult, thiết kế có sử dụng nguyên tắc lặp lại màu sắc của thương hiệu (màu đỏ). Việc sử dụng vòng tròn màu đỏ cùng màu với thương hiệu đã giúp chai Yakult nổi bật và tạo được điểm nhấn tốt cho poster.
Tham khảo thiết kế áp dụng nguyên lý nhấn mạnh độc đáo
Nhấn mạnh dòng: Ở đây các dòng chữ đều có tuyến tính nằm ngang. Tuy nhiên với dòng tiêu đề được thay đổi hướng nằm dọc giúp nổi bật được tiêu đề. Người xem sẽ chú ý đến tiêu đề đầu tiên sau đó sẽ xem đến thông tin bên trong của tiêu đề đó
Nhấn mạnh bằng kết cấu: Ở đây dòng chữ “Vinamilk Giảm đến 25%” được chú ý đầu tiên khi xem vào thiết kế bởi nó được nhấn mạnh bằng hiệu ứng dập nổi. Giúp kích thích người xem với thông tin giảm giá này đầu tiên
Nhấn mạnh bằng màu sắc: Ở đây nền có màu sắc trắng ngà nhẹ nhàng tương phản với chiếc bút được cách điệu có màu đen và cam. 3 màu sắc tạo nên sự tương phản hài hòa trong đó điểm nhấn được sử dụng màu cam giúp người xem chú ý vào các yếu tố màu cam đầu tiên . Việc sử dụng màu tương phản giúp tác phẩm được cân bằng hài hoà hơn nhưng cũng làm nổi bật được điểm chính
Nhấn mạnh tỷ lệ, kích thước: Các hình dáng trong tác phẩm được điều chỉnh với trọng lượng khác nhau trong đó hình tròn có trọng lượng lớn nhất với việc sử dụng màu sắc và kích thước mạnh hơn các yếu tố khách giúp người xem chú ý đầu tiên. Sản phẩm thiết kế cũng trở nên cân bằng và hài hoà và thú vị hơn khi được điều chỉnh với khối lượng thích hợp
Nhấn mạnh bằng hình dạng: Trong thiết kế điểm chính có hình dạng hình chữ nhật là đa số. Khi đó, hình tròn được sử dụng trong trường hợp này đã giúp nổi bật được khu vực này tạo nên một thiết kế ấn tượng chỉ bằng việc sử dụng các dạng hình đơn giản)