Ứng dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế

Nguyên tắc tương phản – một trong những nguyên tắc thú vị và độc đáo được sử dụng trong thiết kế. Việc áp dụng nguyên tắc này trong thiết kế không chỉ giúp cho thiết kế được trở nên ấn tượng hơn mà đây còn là một ngụ ý ngấm ngầm mà nhà thiết kế muốn truyền đạt đến bạn một thông tin gì đó trong thiết kế. Cách áp dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế như thế nào và những ý tưởng về nguyên tắc tương phản trong thiết kế cực kỳ độc đáo sẽ được Marhub thông tin đến bạn thông qua bài viết này nhé!

Tương phản là gì?

Trong thực tế, tương phản có ở khắp mọi nơi mà chúng ta có thể nhìn thấy hàng ngày. Sự tương phản có thể là sự trái ngược hoàn toàn về mức độ, trạng thái, tích chất,… trong cùng một tình huống cụ thể nào đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ rằng sự tương phản của 2 sự vật nào đó chỉ thực sự xảy ra khi chúng đối lập tính chất với nhau hoàn toàn chứ không đề đơn thuần chỉ ở mặt khác nhau thôi. Ví dụ như sáng sẽ tương phản với tối chứ không phải là mờ đục, nhạt nhoà, đường thẳng sẽ tương phản với cong chứ không phải chỉ là uốn lượn hay gấp khúc, lạnh tương phản với nóng,… 

Nguyên lý tương phản được áp dụng trong thiết kế như thế nào
Nguyên lý tương phản

Tương phản trong thiết kế

Tương tự, trong thiết kế, sự tương phản cũng là một trong những nguyên tắc mà người xem có thể nhìn thấy trong bất kỳ thiết kế nào bởi chúng được áp dụng phổ biến bởi các Designer. Trong đó, sẽ có một yếu tố, đối tượng nào đó mà được làm nổi bật nhất và được nhìn nhận đầu tiên nhất trong một thiết kế. Việc áp dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế không chỉ giúp làm nổi bật và ấn tượng được tác phẩm thiết kế mà còn giúp các Designer có thể truyền tải một thông tin rõ ràng nào đó đến người xem. 

Vai trò về sự tương phản trong thiết kế

Sự tương phản giúp thu hút mắt người nhìn

Một trong những lý do chính về việc áp dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế cho dù là trang web, poster, biển quảng cáo chính là để thu hút sự quảng cáo. Lý do là mắt ta dễ “bắt nhịp” với những thứ nổi bật và thường sẽ chú ý vào những thứ đó đầu tiên. 

Sự tương phản giúp truyền đạt thông tin tốt hơn

Như đã nói, sự tương phản giúp người xem chú ý đến những thông tin nổi bật một cách đầu tiên. Điều này giúp nhà thiết kế dễ dàng tiêu khiển được hướng nhìn của người xem trong thiết kế của mình. Đặc biệt là những đối tượng cần được chú ý đầu tiên.

Vai trò của nguyên lý tương phản trong thiết kế cần nên biết
Vai trò của tương phản trong thiết kế

Độ tương phản tạo ra tiêu điểm

Sự tương phản có thể tạo ra tiêu điểm đặc biệt là ở những thiết kế đơn giản, điều này sẽ tạo hiệu ứng vô cùng lớn giúp người xem có thể tập trung vào tiêu điểm của thiết kế. Giúp sản phẩm thiết kế trở nên ấn tượng mà vẫn hài hoà và hút mắt.

Có thể xem qua quảng cáo nổi tiếng của iPod, đã sử dụng độ tương phản một cách thành tạo khi tập trung tập trung sự chú ý của người xem vào máy nghe nhạc sản phẩm của mình. Quảng cáo có một nhân vật được in bóng trên nền sáng, trong khi đó, IPod, tai nghe và tên thương hiệu có màu trắng và nổi bật trên nền bóng và màu nền xanh lá.

Các loại tương phản trong thiết kế 

Tương phản về hình dạng

Tương phản về hình dạng là việc sử dụng một đối tượng có hình dạng khác biệt so với các hình dạng còn lại. Có thể xem qua hình ảnh minh hoạ dưới đây, Cả 2 yếu tố đều có tỷ lệ gần như bằng nhau, nhưng đặc điểm về hình dạng của chúng rất khác. Trong đó, cả hai đều được làm tròn, trong khi một yếu tố lại có các đỉnh nhọn. Nhưng liệu cái nào sẽ thu hút mắt của chúng ta hơn? Câu trả lời thường là những hình dạng có sự phức tạp hơn so với hình dạng còn lại. Cũng lý do này, mà các bề mặt nhẵn, đơn giản sẽ ít được chú ý hơn. Như trong hình này, hình có các đỉnh nhọn sẽ được chú ý đầu tiên hơn bởi nó phức tạp hơn hình tròn nhẵn đơn giản.

Ở đây thiết kế sử dụng điểm nhấn chính là những hình học cơ bản được biến tấu khác nhau. Tuy nhiên khi nhìn vào thiết kế, hình ảnh ở bên trái sẽ trở nên thu hút mắt xem hơn bởi chúng được “phức tạp hoá” nổi bật hơn so với sự đơn giản ở bên phải. HPfL D4zwgQmAMtDJPlxJmD9K2pdhpNgCGMBdqZr7ZYlbNlCrI 0e3V8eEwlWnTF5iLnt2AYoEHq6hnGsO

Tương tự, tương phản về hình dạng cũng được chia làm 2 loại tương phản 

Tương phản hình dạng Organic & Geometric

Hình dáng cũng bao gồm các hình dáng hình học (Geometric) thường được biết như là các hình chữ nhật, hình vuông, tam giác, hình tròn,… Còn các hình Organic thường được biết như các shape tự nhiên, không theo quy định hình dáng nào cả, nói nôm na là những hình dáng được tạo nên một cách ngẫu hứng nghệ thuật. Việc sử dụng 2 loại hình dáng này trong thiết kế có thể tạo nên sự tương phản mà sự tương phản này được tạo nên từ các đặc tính đường cong, sự không cân xứng của hình Organic so với Geometric. 

Geometric và Organic là một loại tương phản về hình dạng
Nguyên lý tương phản bằng hình dạng loại geometric và Organic

Tương phản hình dạng Edges & Corners

Sự tương phản liên quan việc sử dụng tương phản của các góc và cạnh của bất kỳ yếu tố nào như kiểu chữ, hình ảnh hoặc các đặc trưng khác. Trong đó, các hình dạng tròn hơn thường có vẻ ngoài mềm mại hơn, bình thường và thân thiện hơn trong khi các nét sắc, nhọn trong cứng rắn, vững chãi và uy tín hơn. Mặc dù là sự tương phản thuộc về đặc tính tuy nhiên sự tương phản này lại tạo ra được hiệu ứng tích cực cho thiết kế và nhấn mạnh được cách điểm cần nhấn.

nguyen ly tuong phan bang hinh dang edges corners
Nguyên lý tương phản bằng hình dạng Edges và Corners

Tương phản về màu sắc

Ở ví dụ này có áp dụng cả độ tương phản về màu sắc và về hình dạng. Trong đó, các đối tượng có hình dạng khác nhau (khác nhau về kích thước), nhưng đồng thời chúng cũng xuất hiện ở cùng tone màu sức nhưng với mức độ đậm nhạt khác nhau. Ở đây có sự tương phản rõ ràng giữa các màu sắc hoặc tone màu. Các hình dạng tối màu hơn thường sẽ thu hút sự chú ý nhiều hơn. Sự tương phản có thể đến từ tone màu, độ đậm nhạt sáng tối trong cùng một thiết kế, các màu bổ túc, màu tương phản để làm nổi bật các yếu tố cần chú ý.

Thiết kế sử dụng 2 màu sắc tương phản với nhau là màu đỏ và xanh lá. Sự tương phản này không chỉ giúp sản phẩm thiết kế trở nên nổi bật và bắt mắt hơn mà còn giúp nhấn đến 2 loại thực phẩm có 2 màu sắc tương tự.

r0f9vIyZ 1H0lefz4aba4DIS9H2NXY 858uxYda1XjgVQcioRH7AWpLkoCjvDMG1t2L4xxsFmIdbUgcojgjrMKq3hBVmTjqVQ7fb

Sự tương phản về màu sắc có thể được áp dụng bằng nhiều cách khác nhau theo đó có 4 loại tương phản về màu sắc cũng như đặc tính màu sắc biểu trưng:

Tương phản giữa màu tối và màu sáng

Tương phản này đề cập đến độ sáng và tối của màu sắc trong đó điển hình như là màu đen tuyền và màu trắng tinh khiết. Ngoài ra bạn còn có thể tạo tương phản bằng việc sử dụng giữa màu sáng và màu tối (các màu đậm hơn). Đây là một cách dễ dàng để tăng thêm độ tương phản và làm cho yếu tố chính trong thiết kế được hiển thị rõ ràng hơn.

Tương phản sáng tối trong nguyên lý tương phản về màu sắc trong thiết kế
Nguyên lý tương phản bằng màu sắc tương phản sáng tối

(Hình) (Phân tích)

Tương phản màu sắc Hue

Hue là một thuật ngữ về nghệ thuật chỉ một màu cụ thể là một trong 12 màu được nhìn thấy trên bánh xe màu. Mà dựa vào bánh xe màu này các nhà thiết kế có thể tạo ra các tác phẩm có độ tương phản cao nhờ vào các nguyên lý về màu sắc bao gồm:

Bổ sung: Các màu đối nhau trên bảng xe màu chẳng hạn như đỏ và xanh lá hoặc xanh làm và cam, các màu bổ sung này có độ tương phản với cường độ cao.

Phân tách – Bổ sung: Các màu nằm gần kề nhau trên bánh xe màu. các màu sắc gần kề nhau có độ biến thiên dần nhưng vẫn tạo nên độ tương phản trực quan mạnh mẽ nhưng sự tương phản sẽ kém gây ấn tượng hơn so với sự kết hợp của nguyên lý bổ sung.

Bộ ba (Màu bổ túc): Các màu bất kỳ cách đều trên bánh xe màu sắc

Contrasting color Hue
Nguyên lý tương phản bằng màu sắc contrasting color Hue

Tương phản với nhiệt độ màu

Các màu được phân thành các nhóm dựa vào nhiệt độ của chúng bao gồm nóng, lạnh hoặc trung tính. Ví dụ, màu đỏ, cam và vàng được coi là màu ấm áp, trong khi xanh lam và xanh lá cây có tính lạnh. Còn đen, trắng và xám là những màu trung tính. Sau đó, kết hợp các màu sắc từ các nhóm nhiệt độ màu khác nhau như nóng và lạnh cũng có thể tạo ra sự tương phản ấn tượng. 

Nguyên lý tương phản về nhiệt độ màu sắc contrasting temperature
Nguyên lý tương phản màu sắc contrasting temperature

Tương phản với cường độ màu

Trong đó, các màu sắc ở dạng tinh khiết và sáng nhất sẽ có mức độ bão hoà 100% các màu biến thiên về màu sắc xám càng bị khử bão hoà và mức độ bão hoà sẽ giảm xuống. Theo đó, sự tương phản cũng có thể được tạo ra dựa vào lựa chọn màu sắc có mức độ bão hoà khác nhau, trong đó sử dụng các màu sáng kết hợp với các màu có độ bão hoà thấp hay trung bình cũng có thể tạo ra được sự tương phản mà sự tương phản thấp hoặc cao dựa vào sự tương tương giữa mức độ bão hoà của các màu sắc đó.

Nguyên lý tương phản về độ bão hào màu sắc contrasting saturation
Nguyên lý tương phản về màu sắc contrasting saturation

Tương phản do kích thước hay tỷ lệ

Tương phản còn được sử dụng dựa vào những tỷ lệ và kích thước của các đối tượng trong một thiết kế. Ở một ví dụ đơn giản, các yếu tố đề giống nhau về hình dạng và kích thước duy chỉ có một yếu tố có kích thước lại nhỏ hơn nhưng đây sẽ là một yếu tố được chú ý đến đầu tiên. 

Nguyên lý tương phản về kích thước trong thiết kế
Nguyên lý tương phản về kích thước

Bên cạnh đó, cũng tùy vào bối cảnh của thiết kế mà sự tương phản được sử dụng là khác nhau. Như ở hình minh hoạ này các các yếu tố được giảm dần về tỷ lệ, nhưng nhìn chung tổng thể, yếu tố có tỷ lệ kích thước nhỏ không còn là một điểm đáng chú ý nữa mà yếu tố có kích thước lớn nhất sẽ lấn át và trở thành tâm điểm đầu tiên của người xem. Do đó, có thể nói, bối cảnh còn là một yếu tố quyết định đến sự tương phản trong thiết kế.

f1NL77Zvzc7ve8ZlpcXFh6J7SuSNIuC Z7vT

Tương phản về tỷ lệ cũng sẽ giúp nổi bật được yếu tố điểm chính trong một thiết kế. Như ở thiết kế dưới đây, với việc điều chỉnh tỷ lệ sản phẩm “nồi há cảo hấp” của thương hiệu trở nên to lớn và lấn át so với các yếu tố khác, đã tạo nên hiệu ứng tích cực giúp người xem biết được đâu là điểm đầu tiên họ cần chú ý đến đó chính là “nồi há cảo hấp” sau đó mới tìm hiểu thêm các thông tin hấp dẫn phía sau về sản phẩm này của thương hiệu.

1oVL78dPrGxkyxfw1FKVJgSqwyrWFXTh1U 6ePrY gc7Qfe0OJRid4glnj9mqT vk7dgduz7jDnd OiyzbRwc22SMvmzQY L0D2Aps1owtVj7Rz4usbZlFXdbcbXthz2phRfOk2Q

Tương phản về bố cục

Nguyên lý tương phản về bố cục trong thiết kế
Nguyên lý tương phản về bố cục

Hình minh hoạ ở đây đã nêu lên hai bố cục trái ngược nhau. Trong đó, phần trái có bố cục được cố định theo một cấu trúc và tập hợp trong khi bố cục bên phải lại có sự tự do hơn bởi thông theo. một cấu trúc cố định nào cả. Nhưng nhìn tổng quan về thiết kế thì một bố cục theo cấu trúc sẽ tạo cảm giác chắc chắn hơn và sẽ được chú ý đầu tiên.xxKt0rDojtzFq1IM J16xZf976OPCvYE5F1Gub RFw65FwnaDFDe3xVwmnIx1jxSgS2Bt uzlMPWgEbSkso LvIrpWVuxAW4TIjLE0oJ5bb

Ở đây thiết kế được chia ra hai mảng bố cục đối ngược nhau, một dạng thuộc khuôn khổ bó buộc hơn năm ở sản phẩm của thương hiệu Heinz. Điều này cũng giúp tạo sự chú ý của người xem đến sản phẩm đầu tiên. Trong khi đó, bố cục phía trên có sự rỗng và được sắp xếp tự do hơn mà các yếu tố trong phần bố cục này có liên quan đến sản phẩm phô mai của thương hiệu đang muốn giới thiệu. Điều này tạo nên sự đối lập trong bố cục nhưng hài hoà giúp thể hiện được ý tưởng thiết kế sáng tạo cho sản phẩm phô mai của thương hiệu.

Tương phản khi kết hợp phông chữ

Kiểu chữ cũng được áp dụng để tạo ra sự tương phản trong thiết kế để tạo ra một cấu trúc và hệ thống phân cấp nhất định để giúp người xem có thể biết được đâu là những điểm cần chú ý đầu tiên hơn. Sự tương phản trong kiểu chữ có thể được tạo ra khi sử dụng 2 loại typeface (font family) đối lập là Serif và Sans Serif, hoặc sử dụng cùng typeface nhưng khác font (tức khác nhau về độ đậm nhạt, in nghiêng,…) hoặc sử dụng chữ viết hoa (capslock) đối lập với chữ viết thường

Nguyên lý tương phản về phông chữ trong thiết kế
Nguyên lý tương phản về phông chữ

Ở đây sự tương phản về phông chữ có sử dụng cùng typeface nhưng lại khác phông bằng việc sử dụng các font như bold, light hay medium trong cùng một typeface.

Ngoài ra sự tương phản ở phông chữ còn nằm ở sự kết hợp giữa các nhóm phông chữ khác nhau. Như việc sử dụng giữa font serif và font sans serif. Nhưng ở cách này cần chú ý chọn font sao cho khác biệt rõ rệt, có sự tương phản lớn để tránh làm rối mắt mà lại không tạo ra đủ độ tương phản.

WsR5 iOC31mC6C1bmr lHi4USYUe6zQOLtAqvgrb1SOiD mi66tu2Nn9714d81DCIg0XMPbP95vxnfzSSNNNM9sOvf7SeLD1OpVpCWGz OeTcCBg3dQUiolNHXz4j ipJwUL PtB

Sự tương phản về chữ cũng giúp tạo hiệu ứng để người xem chú ý, giúp nhà thiết kế có thể điều chỉnh được hướng nhìn của người xem đâu là dòng chữ nên được đọc đầu tiên. Như trong tác phẩm này, cỡ chữ “Evening” được sử dụng với phông chữ cách điệu có phần hoa mỹ hơn và được điều chỉnh với kích thước lớn hơn giúp người xem chú ý được đánh đầu tiên và nhận biết rằng sản phẩm này có thể tuyệt vời khi được sử dụng vào buổi tốikVpeQu0z0vV quApOuDi0yQ4MYeIHxDaElpw Eqdy1urP

Tương phản về chất liệu – Texture

Kết cấu chất liệu trong thiết kế có sự tương phản có thể tạo ra những hiệu ứng tích cực trong thiết kế. Ở đây các chất liệu tương phản có thể kể đến như thô so với mịn, cứng so với mềm, gồ ghề so với phẳng. Nhờ vào sự tương phản này, bạn có thể tạo ra các yếu tố tương phản trong thiết kế từ đó giúp tác phẩm thiết kế trở nên cân bằng hơn, thuận mắt và nổi bật được ý tưởng mà nhà thiết kế muốn làm nổi bật. 

Nguyên lý tương phản về kết cấu trong thiết kế
Nguyên lý tương phản về kết cấu

Visual Weight

Giống như tỷ lệ, trọng lượng mà mắt nhìn thấy các yếu tố trong thiết kế cũng mang tính thông báo những phần hoặc yếu tố quan trọng. Trọng lượng thị giác đơn giản đề cập đến cách một phần tử nổi bật so với các phần tử còn lại trong thiết kế nhờ vào hiệu ứng tương phản về trọng lượng. Tuy nhiên trọng lượng thiết kế được xác định dựa vào độ nặng của một yếu tố trong thiết kế chứ không chỉ đơn giản là yếu tố lớn nhất trên trang. Việc làm “nặng” một yếu tố nào đó có thể được tạo ra bằng màu sắc, kết cấu, hình dạng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác khiến nó trở nên khác biệt và thu hút mắt người nhìn hơn.

Nguyên lý tương phản về trọng lượng tầm nhìn trong thiết kế visual weight
Nguyên lý tương phản về trọng lượng tầm nhìn visual weight

Tương phản về cả hình dạng và màu sắc

Một ví dụ minh hoạ mà ta có thể nhìn thấy ở ngoài đường mà có áp dụng nguyên tắc này chính là các biển báo đường. Các biển báo đường sử dụng nguyên tắc tương phản mạnh bằng cách kết hợp sự tương phản về cả hình dáng và màu sắc để gây nên sự chú ý của người đi đường, đây là một phương pháp giao tiếp cực kỳ mạnh mẽ. Ngoài ra, có thể thấy ở các logo, những logo đơn giản nhưng tương phản với nền sẽ mang tính biểu tượng cực kỳ cao tức logo tuy đơn giản nhưng có sự tương phản phù hợp với nền giúp làm logo trở nên nổi bật hơn, dễ ghi nhớ, dễ chú ý đến hơn và trong cũng chuyên nghiệp hơn rất nhiều. 

Nguyên lý tương phản về hình dạng và màu sắc trong thiết kế
Nguyên lý tương phản về hình dạng và màu sắc

Kết

Việc áp dụng nguyên tắc tương phản trong thiết kế sẽ giúp thiết kế được truyền đạt thông tin một cách hiệu quả hơn rất nhiều. Mong rằng với những thông tin về nguyên tắc tương phản đã giúp cho bạn có cái nhìn sâu hơn về nguyên tắc này từ đó có thể áp dụng vào trong thiết kế của mình một cách ấn tượng hơn. Marhub cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Xem thêm

spot_img

Đừng bỏ lỡ

Hướng Dẫn Tải Video TikTok Không Logo Dành Cho Android và IOS

TikTok đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ việc cập nhật xu hướng mới...

Cách Làm Video TikTok Bằng Hình Ảnh: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách làm video TikTok bằng hình ảnh sáng tạo và thú vị với hình ảnh đã trở thành một xu hướng đáng chú ý...

13 Cách Kiếm Tiền Trên Tiktok Bạn Nhất Định Phải Thử

Nhắc đến TikTok, nhiều người nghĩ đến một mạng xã hội video ngắn, nơi mọi người chia sẻ những phút giây thú vị và...

Kết nối với Marhub

Để lại email của bạn để đón đọc nhiều bài viết mới nhất về Branding và Marketing của chúng mình nhé!