Đây chính là nguyên tắc đáng gờm nhất trong 6 nguyên tắc phối màu vì sự phức tạp khi sử dụng khá nhiều màu sắc. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách thì nguyên tắc này sẽ là một công cụ hữu dụng giúp cho thiết kế của bạn độc đáo và khác biệt. Cùng Marhub đọc bài viết để hiểu thêm về nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế nhé!
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn (tetradic complementary)
Một bảng màu bổ túc trực tiếp sẽ bao gồm 4 màu trên vòng tròn thuần sắc, trong đó sẽ có một màu làm chủ đạo. Và một điều đặc biệt nữa là, những màu sắc này sẽ cách đều nhau sao cho tạo thành một hình chữ nhật.
Ưu điểm của kiểu phối màu này chính là khả năng tạo được cái nhìn tươi tắn, vui vẻ cho một thiết kế đầy màu sắc. Với nguyên tắc này, hoặc là khách hàng sẽ bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên, hoặc họ sẽ bỏ đi chỉ sau một cái liếc nhìn.
Phối màu bổ túc bộ bốn được ứng dụng thế nào trong đời sống
Trong thiết kế trang web
Do ưu điểm bắt mắt và thu hút người nhìn, phối màu bổ túc bộ bốn rất được lòng các nhà thiết kế thời trang.
Trong phim ảnh
Bảng màu bổ túc bộ bốn với nhiều màu sắc linh hoạt thường được dùng trong các bộ phim hoạt hình tạo sự thích thú cho các khán giả nhỏ tuổi.
Trong thiết kế thương hiệu
Các thương hiệu cũng rất ưa chuộng cách phối màu này trong những chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
Một số ý tưởng phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế
Cùng tham khảo một số bảng màu bổ túc bộ bốn phổ biến nhé!
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phối màu bổ túc bộ bốn
Vậy nếu bạn muốn tạo một bảng màu độc đáo của riêng bạn thì sao? Điều đó hoàn toàn có thể, tuy nhiên bạn nên đọc qua một số lưu ý nhỏ dưới đây việc áp dụng bảng màu ấy vào thiết kế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Để một màu làm chính
Những lỗi sai thường gặp ở những người mới thiết kế là họ thường dùng những màu họ thích và chia đều tỉ lệ màu trong thiết kế. Tuy nhiên, cách này có thể làm cho thiết kế bị chói, đặc biệt là với kiểu phối màu bổ túc bộ bốn này.
Thay vào đó, bạn hãy chọn ra một màu làm chủ đạo cho thiết kế, tức là màu này sẽ xuất hiện nhiều nhất trong thiết kế của bạn, còn những màu khác dùng để tạo điểm nhấn cho các chi tiết.
Cân bằng nóng lạnh
Dù là bạn chọn màu nào đi chăng nữa, thì bảng màu của bạn chắc chắn sẽ bao gồm 2 màu nóng và 2 màu lạnh. Vì vậy, cũng là một ý tưởng tốt nếu như bạn sử dụng những màu này theo tỷ lệ cân bằng.
Tuy nhiên, việc này sẽ thích hợp nhất cho những thiết kế vui nhộn và cần màu sắc sáng. Bạn có thể nghĩ đến những bữa tiệc sinh nhật dành cho trẻ con như một ví dụ. Còn nếu bạn đang đi theo một concept trầm hơn, hãy đi trở về #1 nhé.
Sắc độ và giá trị như nhau cho các màu
Bất kể là bạn sẽ dùng màu đậm hay nhạt cho thiết kế, đảm bảo chúng có sắc độ giống nhau. Ví dụ nếu bạn sử dụng màu pastel làm chủ đạo, thì những màu kia cũng sẽ là pastel. Như thế, bạn vẫn sẽ có thể giữ được hiệu ứng giữa các màu, nhưng làm cho thiết kế dễ chịu hơn rất nhiều.
Tận dụng các màu trung tính
Màu trung tính và các màu nhạt cực kỳ cần thiết trong thiết kế, đặc biệt khi bạn cần cân bằng một thiết kế có độ tương phản cao. Ví dụ như khi bạn đang thiết kế website hay bao bì sản phẩm, hãy trình bày văn bản với màu trung tính và để các màu có độ tương phản tốt cho phần background.
Tạo một bảng phối màu bổ túc bộ bốn cho riêng bạn
Dựa trên những tips trên, Marhub sẽ hướng dẫn bạn tạo ra một bảng phối màu bổ túc bộ bốn cho riêng bạn.
Bước 1: Chọn màu chủ đạo
Khi bạn chọn lựa màu sắc cho bảng phối, đặc biệt là cho thiết kế sản phẩm hay trang web, bạn không thể chọn đại một màu nào bạn thích mà phải có sự chọn lựa thông minh và phù hợp với ngành hàng hay sản phẩm đó.
Vì vậy, Marhub khuyên bạn nên tìm hiểu về ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế trước để chọn ra màu thích hợp nhất.
Bước 2: Tìm những màu còn lại
Sau khi đã có được màu chủ đạo, chúng ta sẽ đi tìm những màu còn lại. Có một tips để tìm màu thứ hai dễ dàng đó là, bạn điều chỉnh giá trị màu (hue value) đầu tiên lên hoặc xuống 30 để tìm màu tương đồng của nó.
Bây giờ, bạn chỉ cần xoay mỗi mày này 180 độ để tìm ra cặp màu bổ túc của chúng là bảng màu của chúng ta đã hoàn thành. Nếu cần, ở bước này bạn cũng có thể điều chỉnh độ tương phản để cân bằng bảng màu.
Bước 3: Thực hành
Bước này là bước ngắn gọn nhất, nhưng cũng là bước khó khăn nhất. Vì bạn sẽ phải khéo léo sử dụng những màu sắc thật hài hòa để cân bằng được thiết kế của mình. Việc này sẽ đòi hỏi không chỉ năng khiếu, kĩ năng mà còn là kinh nghiệm của bạn.
Vì thế, đừng chần chừ gì nữa, hãy bắt tay vào làm thôi nào!
Một số trang web phối màu bổ túc bộ bốn dành cho bạn
Các nhãn hiệu sử dụng phối màu tương đồng như thế nào?
Logo Google được thiết kế với 3 màu bậc một, tuy nhiên Google thêm một màu bậc 2 cho chữ “L” thể hiện sự tinh nghịch, ẩn ý rằng họ sẽ không tuân theo những quy tắc hay ràng buộc nào.
Microsoft Windows
Logo của Windows không chỉ đại diện cho công ty mà còn truyền tải thông điệp cho sản phẩm. Màu cam/đỏ đại diện cho sản phẩm Microsoft. Màu vàng dành cho Hardware, thể hiện sự bền bỉ và hiệu suất. Màu xanh lá mang đến cảm giác vui vẻ, đại diện cho sản phẩm về games. Màu xanh dương cũng chính là màu mặc định cho hình nền desktop, đại diện cho tính dễ sử dụng.
KẾT
Marhub mong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc sử dụng quy tắc phối màu bổ túc bộ bốn trong thiết kế!